Kinh Lăng Nghiêm PDF (trọn bộ)
Dịch từ Phạn sang Hán: Bất La Mật Đế (Trung Thiên Trúc)
Dịch ngữ: Di Già Thích Ca
Dịch từ Hán sang Việt & lược giải: HT Thích Duy Lực
Đọc thêm Tủ sách hoa sen Ebookhay:
Thông tin sách
Thể loại: Tôn giáo- Tâm linh- Kỳ bý
Link tải ebook PDF/ Mobi/ Epub ở cuối bài viết
Đọc thêm: Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng
Giới thiệu sách- Kinh Lăng Nghiêm PDF
Trích đoạn- Kinh thủ lăng nghiêm Quyển 1
Lời Dịch Giả
Tiếng Hán có văn ngôn và bạch thoại: Văn ngôn đời xưa quá súc tích, thường hay có ý mà chẳng có lời, người xưa nói “Đọc chỗ chẳng có chữ” là vậy. Chúng tôi gặp những trường hợp này thì thêm lời vào để sáng tỏ ý nghĩa ẩn trong văn. Những danh từ tiếng Hán mà tiếng Việt ít dùng, lại không thể dịch ra tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú; còn những nghĩa lý thâm sâu khó hiểu thì chúng tôi lược giải thêm.
Chúng tôi muốn tránh chỗ tối nghĩa, để cho người đọc dễ hiểu, nên chẳng chú ý đến sự trau chuốt lời văn, xin độc giả từ bi hoan hỷ cho.
___
Tôi nghe như vầy: Lúc bấy giờ, tại tịnh xá Kỳ Hoàn thành Thất La Phiệt, Đức Phật và chúng Đại Tỳ Kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, đều là Đại A La Hán, đã ra khỏi luân hồi, đầy đủ oai nghi, giúp Phật hoằng pháp nơi các quốc độ, trì giới thanh tịnh, làm mô phạm cho Tam Giới, ứng hiện vô số thân, hóa độ chúng sanh đến cùng tột vị lai ra khỏi trần lao. Hàng đệ tử được phó chúc trụ trì Phật pháp gồm có: Đại Trí Xá lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Câu Si La, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử, Tu Bồ Đề, Ưu Ba Ni Sa Đà v.v… là bậc thượng thủ và có vô số Bích Chi với môn đồ đồng đến nơi Phật cùng các Tỳ Kheo mãn hạ tự tứ.
Khi ấy, mười phương Bồ Tát tuân theo lời Phật sẽ cầu Mật nghĩa, hỏi đạo để quyết nghi. Bấy giờ, Như Lai trải tòa ngồi yên vì Đại chúng trong Hội khai thị pháp chưa từng có, nghĩa lý thâm sâu, diệu âm thuyết pháp vang khắp mười phương thế giới, hằng sa Bồ Tát đều đến tụ hợp, trong đó Văn Thù Sư Lợi là bậc Thượng thủ.
Khi ấy, vua Ba Tư Nặc nhân ngày giỗ của phụ vương làm lễ trai tăng, sắm đủ các món ăn quý báu, đích thân đến thỉnh Phật và chư Đại Bồ Tát vào cung thọ trai. Trong thành còn có nhiều trưởng giả, cư sĩ khác cũng cùng ngày thiết lễ trai tăng, thỉnh Phật đến thọ cúng dường. Phật sai Văn Thù dẫn đầu chư Bồ Tát và A La Hán, chia thành nhiều nhóm, ứng lời mời đến thọ trai nơi các trai chủ. Chỉ có A Nan được vị khác mời riêng, đi xa chưa về, không kịp cùng dự với Tăng chúng.
Lúc ấy, trên đường trở về, một mình A Nan chẳng có Thượng tọa và A Xà Lê cùng đi, ngày đó lại không ai mời đi cúng dường, trong tâm mong cầu gặp được vị trai chủ sau cùng. Trước kia, A Nan đã từng nghe Phật quở Tu Bồ Đề và Đại Ca Diếp, là bậc A La Hán mà người chuyên chọn khất thực nhà giàu, người chuyên chọn khất thực nhà nghèo, tâm chẳng bình đẳng, quyết tuân theo pháp bình đẳng bất nhị của Như Lai, để tránh mọi sự chê bai và nghi hoặc, trong tâm cho rằng: Đối với trai chủ, chẳng kể quý tộc hay hèn hạ, thức ăn dơ sạch, phát tâm từ bi bình đẳng để thành tựu cho tất cả chúng sanh đều được gieo trồng vô lượng công đức. Vừa nghĩ như vậy, tay ôm bình bát, đi từng nhà dọc theo đường phố, oai nghi nghiêm chỉnh, đúng pháp khất thực.
Nội dung/ Mục lục- Kinh Lăng Nghiêm PDF
Lời Dịch Giả
1. KINH THỦ LĂNG NGHIÊM – QUYỂN MỘT
BẢY CHỖ GẠN HỎI TÌM TÂM
1.1 Phá Chấp Tâm Ở Trong Thân
1.2 Phá Chấp Tâm Ở Ngoài Thân
1.3 Phá Chấp Tâm Ẩn Núp Sau Con Mắt
1.4 Phá Chấp Nhắm Mắt Thấy Tối Là Thấy Trong Thân
1.5 Phá Chấp Sự Suy Nghĩ Là Tâm
1.6 Phá Chấp Tâm Ở Chặn Giữa
1.7 Phá Chấp “Tất Cả Vô Trước” Là Tâm
2. KINH THỦ LĂNG NGHIÊM – QUYỂN HAI
NGŨ ẤM VỐN VÔ SANH
2.1 Sắc Ấm Vốn Vô Sanh
2.2. Thọ Ấm Vốn Vô Sanh
2.3. Tưởng Ấm Vốn Vô Sanh
2.4. Hành Ấm Vốn Vô Sanh
2.5. Thức Ấm Vốn Vô Sanh
3. KINH THỦ LĂNG NGHIÊM – QUYỂN BA
3.1 LỤC NHẬP
3.2 THẬP NHỊ XỨ
3.3. THẬP BÁT GIỚI
3.4 THẤT ĐẠI
4. KINH THỦ LĂNG NGHIÊM – QUYỂN BỐN
5. KINH THỦ LĂNG NGHIÊM – QUYỂN NĂM
6. KINH THỦ LĂNG NGHIÊM – QUYỂN SÁU
7. KINH THỦ LĂNG NGHIÊM – QUYỂN BẢY
CHÚ LĂNG NGHIÊM (lược qua)
8. KINH THỦ LĂNG NGHIÊM – QUYỂN TÁM
8.1. Thập Tín
8.2. Thập Trụ
8.3. Thập Hạnh
8.4. Thập Hồi Hướng
8.5. Tứ Gia Hạnh
8.6. Thập Địa
8.7. Đẳng Giác
8.8. Diệu Giác
8.9. Dục Giới
9. KINH THỦ LĂNG NGHIÊM – QUYỂN CHÍN
SẮC GIỚI
9.1 Sơ Thiền
9.2. Nhị Thiền
9.3 Tam Thiền
9.4. Tứ Thiền
9.5. Ngũ Tịnh Cư Thiên
9.6. Vô Sắc Giới
9.7. A Tu La
MA NGŨ ẤM
I – Ma Sắc Ấm
II – Ma Thọ Ấm
III – Ma Tưởng Ấm
10.KINH THỦ LĂNG NGHIÊM – QUYỂN MƯỜI
IV – Ma Hành Ấm
V. Ma Thức Ấm
Đọc thêm: Kinh kim cang