Mot doi quan tri

Một đời quản trị

Một đời quản trị là nhật ký, là tâm sức kinh doanh cả đời của doanh nhân Phan Văn Trường- người đã từng đứng đầu các tập đoàn khổng lồ với doanh thu 60-70 tỷ đô-la Mỹ, hoạt động trên cả trăm quốc gia, với hàng chục nghìn nhân viên đủ các quốc tịch. Và ông viết sách. Chính xác hơn là ông ghi lại những gì tinh túy nhất và lại giản dị nhất của một doanh nhân người Việt tầm cỡ Global.

Thông tin sách

Thể loại: Kinh doanh- Quản lý

 Tác giả : Phan Văn Trường

Link tải ebook miễn phí PDF/ Mobi/ Epub ở cuối bài viết

Giới thiệu sách

Có rất nhiều doanh nhân vĩ đại, những người sáng lập, xây dựng, điều hành những công ty hàng đầu thế giới với doanh thu cả trăm tỷ đô-la Mỹ, những công ty sáng tạo công nghệ và sản phẩm làm thay đổi thế giới, nhưng họ không viết sách dù rằng có nhiều sách viết về họ.

GS. Phan Văn Trường khác họ. Ông đã từng đứng đầu các tập đoàn khổng lồ với doanh thu 60-70 tỷ đô-la Mỹ, hoạt động trên cả trăm quốc gia, với hàng chục nghìn nhân viên đủ các quốc tịch. Và ông viết sách. Chính xác hơn là ông ghi lại những gì tinh túy nhất và lại giản dị nhất của một doanh nhân người Việt tầm cỡ Global.

Một đời quản trị là nhật ký, là tâm sức cả đời của ông nên thật khó giới thiệu trong vài trang. Nhưng tôi muốn ghi lại những điều tâm đắc.

– Phần lớn Doanh nhân nhầm lẫn giữa quản lý và quản trị. Vậy nhà lãnh đạo quản trị Doanh nghiệp như thế nào, họ phải làm gì…

– Làm thế nào để xây dựng doanh nghiệp trường tồn.

– Quản trị doanh nghiệp chính là quản trị con người.

Có lẽ những điều trên bạn đã gặp ở rất nhiều cuốn sách nhưng ở đây có 2 điều khác biệt:

– Là bài học thực tế, là tinh túy của một doanh nhân tầm cỡ Global.

– Hành xử chuyên nghiệp, quyết định sáng suốt, thành công lớn…ở tầm Global  nhưng vẫn mang đậm chất Việt, đậm chất nhân văn.

Và đặc biệt những câu chuyện của ông, những bài học của ông lại được kể bằng những con người thực Ông đã cùng làm việc, bằng những câu chuyện thực của đời mình.

(Trích lời giới thiệu của GS.TS. Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Softwares)

Lời giới thiệu

Từ năm 1998 đến nay, tôi đã may mắn được làm việc với khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Từ các công ty xây dựng và địa ốc đến những doanh nghiệp viễn thông, từ những ngân hàng đến các công ty cấp nước đô thị, từ những công ty sản xuất thức ăn thức uống đến những công ty sinh hoạt trong lãnh vực dầu khí, không quên các chi nhánh đại diện của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Tôi đã thực sự được quan sát nhiều, chiêm nghiệm nhiều, so sánh và rút tỉa cũng như học hỏi nhiều.
Thời kỳ này tiếp theo gần ba thập niên làm việc tại nước ngoài, trong đó có hơn 20 năm với trách nhiệm lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn đa quốc gia tại Pháp, cũng như nhiều năm tại các nước như Brazil, Fiji, Singapore và Malaysia. Tại những nơi này, nhất là Châu Âu, tôi đã kinh qua khá nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành chuyên môn, tư vấn có, công nghiệp có, dịch vụ có.
Trong số các doanh nghiệp Việt Nam tôi đã được quen biết, giao lưu, làm việc, một số đông là doanh nghiệp tư nhân, nhưng cũng có khá nhiều doanh nghiệp nhà nước được quản lý theo cơ chế dân sự cũng như quân sự. Tư duy quản trị của tất cả các doanh nghiệp này thực sự đa dạng, từ quản trị theo kỷ luật quân đội đến mọi hình thức quan liêu, cũng như mọi phong cách phẳng và bình đẳng.
Tôi từng có ý nghĩ phớt qua đầu, rằng có lẽ ít doanh nhân nào đã may mắn như mình, được tặng một cuộc đời nghề nghiệp đa dạng như thế, tuy khá vất vả. Đồng thời, ở phía bên kia “màn ảnh”, trong lĩnh vực đào tạo và giáo dục, tôi cũng được khá nhiều trung tâm giáo dục tại nước ngoài cũng như nước nhà chiếu cố: các trường đại học, các trường đào tạo nghề, các tổ chức nghề nghiệp. Tôi thực sự đã giảng dạy cho nhiều tầng lớp trẻ. Hàng ngàn sinh viên, tôi không nói quá, từ tuổi đôi mươi đến những nghiên cứu viên và chuyên viên trẻ trên dưới ba mươi đã tặng tôi cơ hội quý báu được gần các em, thấu hiểu hoài bão nghệ nghiệp của các em, và rất nhiều khi dẫn dắt các em trên con đường kinh doanh hay nghiên cứu. Tuổi trẻ Việt Nam hồn nhiên đến đáng yêu, hiếu kỳ hiếu học đến đáng nể. Chính vì thấy các em muốn biết, muốn hiểu, muốn hấp thụ thêm mà tôi đã cảm nhận rằng có lẽ mình còn một ít nghĩa vụ phải hoàn tất nốt.
Giữa những nhu cầu khá phức tạp của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, và một nền giáo dục không có định hướng rõ rệt đào tạo để chuẩn bị cho những chuyên viên tương lai có khả năng đáp ứng với thực tế, không thể chối cãi có một hố sâu. Một hố sâu mà tất cả chúng ta phải lấp.
Trước khi vào nội dung của sách, tôi xin có lời cám ơn sâu sắc các doanh nghiệp Việt Nam. Trong 20 năm qua, tôi đã được họ đón nhận, chia sẻ một cách thật chân tình. Tôi xin gửi lời cảm tạ đặc biệt của mình tới Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hòa Bình. Tập đoàn đã tặng cho tôi những năm làm việc thật tuyệt vời với tất cả gia đình nhân viên và lãnh đạo.
Tôi cũng không thể nào quên cám ơn tất cả các trường đại học đã đón nhận tôi, cũng như đã tặng tôi những cơ hội để giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm với các anh em sinh viên và nghiên cứu viên. Tôi xin đặc biệt cám ơn Đại Học Quốc Gia TP.HCM, Viện John Von Neumann, Đại Học Hoa Sen và Trường FPT – School of Business Hà Nội và TP.HCM. Tôi cũng không quên những năm giảng dạy tại Đại Học Kiến Trúc TP.HCM, cũng như những hội thảo dành riêng cho các em học viên tại Viện Hành Chính Quốc Gia, các khóa IPL, các trường đại học khác như Đại Học Quang Trung tại Bình Định, các trường đại học tại TP.HCM: Bách Khoa, RMIT, Tôn Đức Thắng, Ngân Hàng Thủ Đức, Giao Thông Vận Tải…
Tôi không tin rằng, trong nền kinh doanh cũng như trong nhiều lãnh vực khác, có thể tách rời môi trường làm việc với những nơi có trách nhiệm đào tạo. Chuẩn bị các thế hệ trẻ nhanh chóng vào đời sống nghề nghiệp thật là sứ mệnh của toàn xã hội. Tôi mong rằng trong tương lai, các trường đại học hay dạy nghề và cộng đồng các doanh nghiệp của đất nước sẽ tiến lại gần nhau hơn nữa trong mối tương quan cung cầu. Các mối liên hệ mật thiết giữa nơi đào tạo và nơi thực dụng sẽ đóng góp mạnh vào tiến trình phát triển mà tất cả chúng ta mong đợi.
Cuối cùng tôi cũng xin cám ơn các hội đoàn và tổ chức giáo dục khác đã tặng tôi nhiều cơ hội để giao lưu và chia sẻ trong những năm vừa qua. Hơn 60 hội thảo là từng nấy dịp cho tôi nắm bắt được những nhu cầu của những thành phần rộng hơn đang đóng góp vào nền kinh tế nước nhà. Những buổi làm việc này đã làm cho tôi hiểu hơn nữa rằng đất nước vẫn còn rất cần có thêm sự đóng góp thật nhiệt tình của mọi giới, mọi ngành, mọi chuyên môn, mọi lúc, mọi nơi. Như vậy lời cám ơn của tôi cũng là một lời kêu gọi: kêu gọi để có sự đóng góp thêm nữa cho thế hệ trẻ Việt Nam từ mọi giới, kêu gọi để chia sẻ thêm nữa những gì các chuyên gia Việt Nam đã thu góp và học hỏi trong nước cũng như từ nước ngoài. Để cuối cùng cho phép chúng ta, đại gia đình chuyên gia và doanh nghiệp Việt Nam, cùng nhau cải tiến để liên tục phát triển và đóng góp cho nền kinh tế và xã hội nước nhà.

GS. PHAN VĂN TRƯỜNG.
27/1/2017

Nội dung/ Mục lục Một đời quản trị- Phan Văn Trường

LỜI CẢM ƠN
Lời giới thiệu
Dẫn nhập:
Từ một lời của cha.
Chương 1- Trời phú hay học tập? – Lầu năm góc hay câu chuyện của chú bé “Ben”
Chương 2- Đường vào quản trị
Chương 3- Những quí nhân, những người mẫu của tôi
Chương 4- “Đố Ai?”: ca dao Việt Nam và triết lý quản trị
Chương 5- Văn hóa doanh nghiệp: “nice & professional”
Chương 6- Khám và chữa bệnh trong doanh nghiệp
Chương 7- Gia nhập và chia tay

Chương 8- Tìm kiếm và chiêu mộ nhân tài
Chương 9- Cột trụ trong những đội của tôi
Chương 10- Công dân toàn cầu
Chương 11- Những mẩu chuyện vui về sơ đồ tổ chức doanh nghiệp
Chương 12- Lãnh đạo xấu – đẹp, sai – đúng
Chương 13- Nghề làm lãnh đạo
Chương 14- Môi trường kinh doanh
Chương 15- Đại chiến để tranh quyền trong doanh nghiệp: trận Tuxpan-Mexico
Chương 16- Vài ý nghĩ về khởi nghiệp. Phụ nữ hơn hẳn nam giới trong khởi nghiệp 10.000 tỷ đồng, 10.000 ý tưởng khởi nghiệp được tiếp sức

Chương 17- Xây dựng chiến lược đa dạng hóa – quốc tế hóa – sáp nhập – sáng tạo
Chương 18- Khai phóng óc sáng tạo
Chương 19- Thời gian của cá nhân, thời gian của hệ thống
Chương 20- Những nana tác chiến của đời tôi
Chương 21- Kế thừa
Chương cuối- Một ngàn lý do để lạc quan

Về tác giả

Giáo Sư Phan Văn Trường là một nhân vật hiện đại hiếm có trên diễn đàn học thuật, văn hoá và nghề nghiệp của nước Việt Nam.

Ông là một học sinh rất tầm thường khi còn trẻ, nhưng thời gian đã biến ông thành một trong những chuyên gia cao cấp nhất nước Việt Nam từng có.

Con người và thành tích của ông đầy những mâu thuẫn khó lý giải.

Ông học trung học tầm thường nhưng ông tốt nghiệp Trường Kỹ Sư nổi tiếng bậc nhất tại Pháp (Trường Cao Đẳng Quốc Gia Cầu Đường 1970).

Ông không làm xong bằng tiến sĩ do một sự cố, nhưng ngay từ năm ông mới 27 tuổi, ông được mời làm GS Giảng viên tại Đại Học Paris 1-Panthéon Sorbonne về Bộ Môn Quy Hoạch Vùng và Kinh Tế Đô Thị.

Ông lên vị trí lãnh đạo rất muộn tại Pháp (39 tuổi) nhưng sau đó, ông lên như diều, và trở thành lãnh đạo cao tại Tập đoàn Alstom (100 000 nhân viên vào những năm 80-90) và Suez (200 000 nhân viên vào những năm 90). Lãnh đạo Sumitomo có lần nói về ông như “người sắc bén đã làm cho nền điện lực Nhật đảo điên”.

Ông đã từng cấu trúc lại nền điện lực thế giới vào những năm 86-92, ông đã đưa tập đoàn Alstom Power từ hàng số 6 thế giới lên số 1. Ông đã ký tổng cộng hơn 60 tỷ đô-la dự án điện lực và xe điện trong đó có 2 dự án vĩ đại nhất thế giới là dự án Combined Cycle Epon (9 trục 1000MW) và dự án “ Đường sắt Cao Tốc Seoul Busan” tại Hàn Quốc.

Trong những năm sinh hoạt tại các Tập đoàn đa quốc gia, Giáo Sư Phan Văn Trường đã từng tiếp kiến rất nhiều chính khách bậc nhất thế giới.

Link download ebook Một đời quản trị PDF

PDF          MOBI         EPUB